Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015

Vượt qua rào cản định kiến để theo học Trung cấp Y dược

Khi tôi đăng ký tuyển sinh trung cấp Y sĩ đa khoa thì ngay lập tức đã nhận được lời can ngăn của chính thầy chủ nhiệm: “Em học trung cấp làm gì cho phí ra, tại sao không cố gắng ôn luyện mà năm sau thi vào đại học”. Không can gián thì hầu hết mọi người cũng cho tôi những lời khuyên kiểu đại loại như thế này “Ừ, thôi thì cứ học đi, rồi vừa học vừa ôn thi vào trường khác cũng được”. Định kiến của xã hội với Trung cấp Y có vẻ như rất nặng nề, nó không chỉ là một chốc một lát mà dường như đã được tích lũy từ rất lâu rồi.

Người duy nhất không phản đối việc tôi theo học Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội đó chính là mẹ – một bác sĩ khoa sản. Mẹ chỉ nói “nếu con cảm thấy ổn thì cứ học đi, rồi con sẽ biết” và cũng tuyệt nhiên không hứa hẹn gì về vấn đề  “ra trường xin việc cho….” hay “mẹ khổ nhiều rồi giờ mày cũng muốn khổ nữa sao…” Tôi đã nghĩ rằng có lẽ chỉ có người trong nghề mới không có những định kiến.

Và tôi đã nhầm, ngay cả người làm nghề như bạn mẹ tôi, hiện cũng là bác sĩ. Bà kể với tôi rằng khi hướng dẫn mấy cậu sinh viên Truong trung cap Y “không dám cho chúng nó làm gì nhiều kẻo xảy ra chuyện lại vạ đến thân…” vậy mà mẹ lại không can tôi, vẫn cho tôi nộp đơn đăng kí học trung cấp.

Ban đầu vì nghĩ Y sĩ và điều dưỡng vất vả nên định học Dược sĩ, nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì bấy lâu nay tôi có ước mơ trở thành bác sĩ giống mẹ, chữa bệnh cứu người chứ đâu phải trở thành một chủ tiệm thuốc. Thế rồi tôi trở thành sinh viên Trung cap Y khoa. Vào đây rồi mới thấy đến sinh viên trong trường cũng có ác cảm.

Tôi có hỏi vài bạn cùng lớp người thì không mấy ai có ý tưởng là sẽ học lên để trở thành bác sĩ, mà hầu hết chỉ bảo sẽ học xong rồi làm một Y sĩ cần mẫn ở một cơ sở Y tế nào đó, hay học chỉ để cầm chừng rồi sau thi vào trường danh tiếng khác.

Một vài sinh viên theo học tại các Truong trung cap Y te Ha Noi bởi vì họ đã có con đường được định sẵn, học cho có bằng rồi dùng các mối quan hệ để liên thông đại học, trở thành bác sĩ chính quy, “gột rửa” quá khứ trung cấp của mình. Chỉ có một bộ phận nhỏ là chú tâm và có ý thức học tập, cầu tiến, có ước mơ sử dụng kiến thức đã học tại trường vào làm việc và học tập lên cao một cách chính thống và bài bản.

Rồi đâu đó trên các mặt báo, người ta đăng bài về bác sĩ tắc trách gây chết người, ở đâu đó lại có Y sĩ tiêm nhầm thuốc cho người bệnh…. Mà khi truy cứu ra thì nguyên nhân chính do những bác sĩ hay Y sĩ này có trình độ thấp – trung cấp Y.

Nhiêu đó thôi cũng đủ để cho xã hội có định kiến và không ai coi trọng việc học tại các Trường trung cấp Y rồi. Thêm nữa quan điểm của người dân ta từ xưa đến nay vẫn luôn coi trọng những người có bằng hơn là những người thợ cần mẫn chăm chỉ… cho dù có thể những ông tiến sĩ giấy kia chỉ là những kẻ dùng bằng để ăn mày xã hội mà chẳng có chút cống hiến hay tạo nên lợi ích gì cả.

Y sĩ trung cấp Y làm việc tại vùng núi

Để thay đổi được nhận thức trên không phải chuyện một sớm một chiều nhưng tôi không thể nào quên được hình ảnh mỗi ngày những Y sĩ ở một vùng núi xa xôi, trong một cái trạm y tế cỏn con, lụp xụp phải làm những công việc của một… bác sĩ đến không còn sức lực. Lý do duy nhất là nơi này quá nghèo nàn, nghèo đến nỗi mà không có bác sĩ nào chịu về đây làm việc, nghèo đến mức mà người dân nếu muốn đi bệnh viện cũng không dám vì sợ không có tiền chi trả viện phí….

Không chỉ riêng vùng núi mà vùng sông nước miền nam cũng vậy, nơi có những con người chân chất thật thà mà phải cảnh ôm con chôn thành những gò gió vì những cái chết không đáng có trong xã hội này. Lý do cũng bởi cái nghèo, nơi này còn “khỉ ho cò gáy” hơn cả miền núi, thậm chí Y sĩ còn chẳng chịu về công tác.

May mắn cho Tôi vì đã được trải nghiệm tại cả 2 vùng ấy, quãng thời gian đó để lại trong tôi những ấn tượng không thể nào quên. Có lẽ chính nó đã làm động lực thúc đẩy tôi vượt qua những rào cản tâm lý và định kiến xã hội để học tập thật sự nỗ lực ởTrường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội. Tôi muốn học thật nhanh để đóng góp một phần sức lực của mình cho những người đang cần sự giúp đỡ. Và rồi tôi cũng sẽ trở thành một bác sĩ giỏi, tôi không nghi ngờ điều đó , và mẹ tôi cũng vậy.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét